Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau phân tích và tìm hiểu về đường trung bình động. Nếu các bạn vẫn chưa hiểu về đường trung bình động thì có thể tham gia tìm hiểu tại bài viết sau đây: Cách sử dụng đường trung bình động Moving Average
Đường trung bình động giúp ta xác định xu hướng và sự đảo ngược của xu hướng. Có một nđt và quản lý tiền đã phát triển không chỉ một mà đã kết hợp 3 đường trung bình lại thành chỉ báo cực kỳ phổ biến và hữu ích. Đó là chỉ báo MACD.
Trước khi đi vào tìm hiểu việc sử dụng đường MACD. Chúng ta hãy dành lời cảm ơn đến ông Gerald Appel. Người đã khai sinh ra công cụ MACD. Với tên đầy đủ và ý nghĩa là sự hội tụ và phân kỳ của các đường trung bình.
Sử dụng đường trung bình đóng cửa 12 ngày và 26 ngày của giá. Lấy hiệu của 2 đường này chúng ta sẽ được đường MACD. Hãy vẽ nó trên đồ thị. Tiếp theo đó chúng ta lại lấy trung bình 9 ngày của chính đường MACD chúng ta vừa tạo ra để làm tín hiệu so sánh. Chúng ta sẽ có được đường tín hiệu Signal. Kết hợp 2 đường này vào đồ thị chúng ta sẽ có được chỉ báo MACD.
MACD cũng giống như đường tín hiệu khác. Thường được thể hiện độc lập dưới khung giá để tiện so sánh và quan sát.
Cách sử dụng hệ thống MACD
Cách sử dụng đầu tiên đó là sự giao cắt giữa đường MACD và đường tín hiệu. Chúng ta biết rằng những đường trung bình động thể hiện sự đồng thuận của giá trong một khoảng thời gian. Đường MACD vốn được tạo ra bởi những đường trung bình động như thể hiện sự đồng thuận trong một khoảng thời gian ngắn.
Tiếp nữa là đường tín hiệu lại là đường trung bình của MACD nên thể hiện sự đồng thuận trong thời gian dài hơn. Bởi vậy nên sự giao cắt của MACD và đường tín hiệu sẽ tạo ra các chỉ báo như sau:
Đường MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu. Điều này cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế. Và bạn nên giao dịch ở phía bán. Ngược lại khi đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu cho thấy bên mua đang chi phối thị trường. Và bạn nên giao dịch ở bên mua.
Hãy cùng theo dõi ví dụ theo hình minh họa dưới đây:
Khi đường giá tăng lên. Đường MACD màu đỏ luôn nằm trên đường tín hiệu màu xanh. Sau đó thị trường bắt đầu điều chỉnh đứt gãy, đường MACD bắt đầu cắt xuống dưới đường tín hiệu. Bên bán lúc này đã chiếm ưu thế rõ ràng. Khi đó những đợt phục hồi giá là cơ hội tốt để tiến hành bán ra. Tương tự khi thị trường điều chỉnh sâu và dòng tiền quay trở lại. Giá tăng lên cộng với đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu. Xu hướng mua đã chiếm ưu thế. Và bạn nên quay trở lại thị trường với những lệnh mua.
Biết được rằng bên mua đang kiểm soát thị trường, nhưng bạn có bao giờ tự hỏi. Việc kiểm soát của bên mua đang là mạnh hay yếu. Bên mua có đang tiếp tục mạnh lên hay đang yếu đi. Và khi nào thì bên bán sẽ quay trở lại. Để trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta sẽ sử dụng chỉ báo MACD Histogram. MACD Histogram được tính bằng cách lấy hiệu của đường MACD và đường tín hiệu.
MACD Histogram = MACD – đường tín hiệu. Và biểu diễn sự chênh lệch đó dưới dạng cột. MACD Histogram cho cách nhìn sâu sắc hơn về tương quan sức mạnh giữa bên mua và bên bán. Chỉ báo này được coi là một trong những tinh hoa của phân tích kỹ thuật. Là một trong những công cụ có sẵn tốt nhất cho việc phân tích.
Khi MACD nằm trên đường tín hiệu, MACD Histogram sẽ dương và được biểu diễn phía trên. Và ngược lại khi MACD nằm dưới đường tín hiệu MACD sẽ âm và được biểu diễn bằng những cột ở phía dưới.
Cách sử dụng đường MACD Histogram
Chúng ta sẽ học cách sử dụng đường MACD Histogram thông qua 2 tín hiệu. Đó là độ dốc và sự phân kỳ.
-
Độ dốc của MACD Histogram.